Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trên địa bàn huyện giai đoạn 2021- 2023; phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2025

I. Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025.
* Cơ sở, căn cứ để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025:
– Văn bản của Trung ương: Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 17 văn bản, trong đó, có 1 nghị quyết (Nghị quyết số 25, ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025), 16 quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung như: Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; ban hành các bộ tiêu chí NTM các cấp; ban hành các chương trình chuyên đề; về quy trình, thủ tục thẩm tra, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ NTM; ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Và hệ thống các văn bản về tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, triển khai, hướng dẫn của các bộ ngành phụ trách tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM, của Ban chỉ đạo TW các CTMTQG…
– Trên cơ sở các văn bản của TW, tỉnh Ninh Bình đã ban hành 28 văn bản để thực hiện Chương trình: Trong đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 08, ngày 08/11/2021 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. HĐND tỉnh ban hành 08 NQ, đó là các Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; ban hành quy định một số nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết về phân bổ vốn NSNN thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 và năm 2022;
UBND tỉnh 6 Quyết định; 12 Kế hoạch, Đề án để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
* Về điểm mới của Chương trình xây dựng nông thôn mới GĐ 21-25 so với các giai đoạn trước:
– Về nguồn lực thực hiện chương trình: trong giai đoạn này, bắt đầu từ năm 2022 ngân sách trung ương không hỗ trợ kinh phí cho Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh, huyện nữa, mà tỉnh, huyện chủ động cân đối NS.
– Ngoài các nội dung thành phần, các tiêu chí nông thôn mới, còn có 06 Chương trình chuyên đề:
(1) Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP)
(2) Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
(3) Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
(4) Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025
(5) Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
(6) Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
– Về khen thưởng cho các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Ở giai đoạn 2016-2020 khen thưởng theo cơ chế đặc thù như (xã 500, xã NTMKM 1000, huyện NTM 3000); sang gđ 2021-2025, theo QĐ số 587 của Thủ tướng Chính phủ thì việc khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật thi đua khen thưởng (Giấy khen, bằng khen, huân chương lao động hạng ba).
– Về Bộ tiêu chí: Các tiêu chí NTM giai đoạn này chú trọng đến nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, môi trường sống cho người dân và an ninh trật tự ở nông thôn
+ Điểm mới trong BTC cấp huyện: Không chỉ là 100% xã đạt chuẩn NTM; và ngoài 9 tiêu chí thì còn phải đảm bảo các quy định về tỷ lệ xã NC, xã kiểu mẫu; đồng thời, nâng mức chuẩn của các tiêu chí, trong đó chú trọng các chỉ tiêu về kinh tế, thu nhập, môi trường sống.
+ Điểm mới trong các BTC cấp xã:
Xã NTM: nâng cao mức chuẩn các tiêu chí (VD như thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, tỷ lệ nước sạch nông thôn..); bổ sung chuẩn mới: truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, ocop, tổ khuyến nông cộng đồng,.. chuyển đổi số thương mại điện tử, khám bệnh từ xa, sổ y tế điện tử, …
Xã NTM nâng cao, Xã NTM kiểu mẫu: Cơ bản giống với các tiêu chí giai đoạn trước.
* Về thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025
+ Thuận lợi
– Chương trình tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, đã trở thành phong trào thi đua với khí thế mạnh mẽ, lan tỏa rộng khắp;
– Chương trình giai đoạn 2021-2025, được kế thừa những thành quả to lớn của giai đoạn 2010-2020;
– Các quy định, nội dung của Chương trình được thể chế hóa thành các tiêu chí, văn bản triển khai đồng bộ; Bộ máy chỉ đạo, điều hành được kiện toàn thường xuyên kịp thời, đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo;
+ Khó khăn
– Năm 2021, 2022 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid19; Nguồn lực đầu tư cho Chương trình XD NTM Trung ương, ở tỉnh cũng bị tiết giảm;
– Hệ thống văn bản mặc dù đã ban hành đồng bộ, đầy đủ nhưng có độ trễ nhất định; hết năm 2022 mới cơ bản hoàn thành các quy định triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.
– Một số quy định tiêu chí giai đoạn 2021-2025 trung ương quy định mức chuẩn rất cao so với giai đoạn trước, không có lộ trình tăng dần theo từng năm; hoặc một số quy định mới chưa có tiền lệ (sổ khám chữa bệnh điện tử, khám chữa bệnh từ xa, xã thông minh, tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế chủ lực, tỷ lệ sản phẩm chủ lực được bán qua kênh thương mại điện tử thuộc Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao,……),
– Văn bản hướng dẫn chưa kịp thời dẫn đến khó khăn cho các địa phương nói chung.
– Một số quy định do bất cập với thực tiễn nên phải điều chỉnh, bổ sung như các Bộ tiêu chí NTM (đang sửa đổi, bổ sung), Nghị định 27/2022/NĐ-CP phải sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 38/2023/NĐ-CP, Thông tư số 53/2022/TT-BTC tháng 8/2022 phải sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 55/2023/TT-BTC tháng 8/2023…
* Mục tiêu của Chương trình XD NTM GĐ 2021-2025 của tỉnh Ninh Bình (tại NQ số 08 TU, NQ số 30 HĐND tỉnh, KH 168 của UBND tỉnh)
– Phấn đấu tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2024, tức là hết năm 2023:
+ Toàn tỉnh phải có 100% xã, huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành NTM;
+ 40% số xã (48 xã trở lên) đạt chuẩn NTM nâng cao
+ 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (Kế hoạch là huyện Yên Khánh và Hoa Lư);
+ Đất cây xanh công cộng đạt 4m2/người trở lên; tỷ lệ cây xanh trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh, huyện đạt 70% trở lên;
+ Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt từ 90% trở lên.
Mục tiêu năm 2023: tỉnh Ninh Bình phấn đấu hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để năm 2024 trình Thủ tướng chính phủ công nhận; gồm các nhiệm vụ cụ thể: huyện Kim Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2022; 02 huyện (Hoa Lư và Yên Khánh) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023; có 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
– Đến năm 2025:
+ 100% xã, huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành NTM;
+ 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao;
+ 20% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu;
+ 25% huyện đạt chuẩn NTM nâng cao;
+ 40% số thôn, xóm, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu;
+ Có it nhất 150 sản phẩm xếp hạng OCOP từ 3 sao trở lên; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt từ 71 triệu đồng/người/năm trở lên.
* Kết quả xây dựng NTM tỉnh tính đến hết 8/2023
+ Cấp xã: Có 119/119 xã đạt chuẩn NTM (100%);
Có 33/119 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 27,7%);
Có 15/119 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 12,6%)
Có 396/1.355 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu (29%).
+ Cấp huyện: Có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (100%); huyện Kim Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 tại QĐ số 968/QĐ-TTg ngày 18/8/2023; 02 huyện (Hoa Lư và Yên Khánh) đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
*Nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2023
+ Tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh đạt chuẩn NTM nâng cao, báo cáo, trình Trung ương thẩm định, công nhận trong Q4/2023.
– Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí và hoàn thiện hồ sơ của 17 xã đký NTM nâng cao, 03 xã đký NTM kiểu mẫu để tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định công nhận trong tháng 11/2023.
– Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (hồ sơ theo quy định tại QĐ 321 TTg, theo điều kiện tại QĐ 18 TTg, theo trình tự TTHC nội bộ tại QĐ 1343 BNN).
II. Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Huyện Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2016 theo Quyết định số 2410. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao theo từng tiêu chí, từng giai đoạn, từ đó ban hành các văn bản để xây dựng huyện Hoa Lư đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. Từ năm 2020, huyện đã ban hành 04 nghị quyết, 01 Quyết định, 01 Đề án, 01 chương trình hành động và 09 kế hoạch để triển khai thực hiện
* Kết quả:
– Toàn huyện có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh Mỹ, Ninh Giang, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Hải) và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Ninh An), thị trấn Thiên Tôn đạt chuẩn “Văn minh đô thị” năm 2017 và đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn “Đô thị văn minh”,
– 56/85 khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu;
– Huyện Hoa Lư đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao; đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Hội đồng thẩm định Trung ương và được Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Để đạt được kết quả đó, quá trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao ở huyện ta có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cụ thể, về:
* Thuận lợi
1. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương của ý Đảng, lòng dân, là sự quan tâm và chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên ngay từ khi triển khai thực hiện cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc, phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh toàn dân, chung sức, đồng thuận, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
2. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Trung ương và tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, hướng dẫn kịp thời để thúc đẩy phong trào, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện.
Đặc biệt, với hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh; chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 tại Nghị quyết 32/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh; chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại Đề án số 06 và 14/ĐA-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình, nhất là chính sách để lại 100% kinh phí đấu giá trị quyền sử dụng đất cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã trở thành động lực và nguồn lực to lớn khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân huyện Hoa Lư triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong suốt giai đoạn 2011-2016 và là tiền để để huyện Hoa Lư phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới trong những giai đoạn tiếp theo.
3. Huyện Hoa Lư có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện, nhất là về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và du lịch, dịch vụ, cụ thể:
– Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn huyện có trên2.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; trong đó, có các cơ sở sản xuất lớn như như: Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình; Nhà máy xi măng Duyên Hà; Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng và 02 làng nghề truyền thống: Đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Ninh Hải.
– Du lịch, dịch vụ: Trên địa bàn huyện có nhiều khu, điểm du lịch nổi tiếng, đặc biệt có 03 khu du lịch lớn là Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư nên hoạt động du lịch – dịch vụ của huyện phát triển mạnh mẽ với trên 4.000 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và nhà hàng, khách sạn đang hoạt động có hiệu quả, thu hút được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan, du lịch.
– Là huyện ven đô nằm trong quy hoạch chung phát triển đô thị thành phố Ninh Bình định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nên việc huy động nguồn lực từ đấu giá trị quyền sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới có nhiều thuận lợi, khả năng thanh toán đầu tư xây dựng nông thôn mới cao hơn các huyện khác trong tỉnh.
– Hoa Lư với vị trí bao bọc, liền kề thành phố Ninh Bình và có ưu thế về giao thông cả về đường thuỷ, đường bộ và đường sắt Bắc Nam là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
* Khó khăn
Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoa Lư còn gặp không ít những số khó khăn, thách thức:
1. Bước vào xây dựng nông thôn mới, nền kinh tế của huyện chủ yếu là thuần nông, sản xuất nhỏ lẻ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp.
2. Là huyện có địa hình khá phức tạp, diện tích canh tác không nhiều, chủ yếu đồng chiêm trũng xen lẫn núi đá, điều kiện canh tác khó khăn.
3. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể khi mới triển khai thực hiện còn hạn chế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao; một bộ phận người dân chưa hiểu hết được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của nhà nước.
4. Nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao rất lớn, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách còn hạn chế; việc huy động nguồn đóng góp của nhân dân gặp khó khăn; bên cạnh đó dịch bệnh trên người và trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đặc biệt là dịch bệnh COVID-19, dịch Tả lợn Châu Phi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.
5. Lực lượng lao động tuy dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, môi trường… trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp, cần nguồn đầu tư lớn.
6. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, Hoa Lư cũng có điểm xuất phát tương đối thấp: Năm 2011 bình quân toàn huyện mới đạt 6,5 tiêu chí/xã; có 02 xã đạt 8 tiêu chí; 03 xã đạt 7 tiêu chí; 04 xã đạt 06 tiêu chí; 01 xã đạt 04 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở mức 12,05 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở mức 12,35%.
– Huyện Hoa Lư là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, nên việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn.
* Nhiệm vụ đến năm 2025
– Giai đoạn 2023-2025 tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới với phương châm phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu bảo đảm phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị theo quy hoạch.
– Trước mắt, trong năm 2023 là hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Hội đồng thẩm định Trung ương và được Thủ tướng Chính phủ công nhận Quý IV năm 2023.
– Duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; giữ vững 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Ninh Hòa) và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh An). Có thêm ít nhất 05 thôn, xóm được công nhận đạt chuẩn thôn, xóm kiểu mẫu.
– Năm 2024: Duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; toàn huyện có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh Giang, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Hòa) và toàn huyện có trên 70% số thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
– Năm 2025:
+ Tiếp tục duy trì huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và hướng tới xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với thế mạnh là phát triển du lịch, dịch vụ và 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu 90% thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
+ Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch dịch vụ và theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn toàn huyện. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất đạt trên 160 triệu đồng/ha/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 28.000 tấn.
+ Tăng cường thu hút đầu tư; đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ là mũi nhọn; phát triển, mở rộng sản phẩm đá mỹ nghệ, thêu ren truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái làm nòng cốt. Phấn đấu, nâng thu nhập người dân khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt trên 90 triệu đồng/người/năm; toàn huyện không còn hộ nghèo (trừ các hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng lao động); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%.

Gọi điện thoại
Chat Zalo