Lần thứ nhất Bác Hồ về thăm Ninh Bình (13/1/1946)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, mặc dù công việc bận rộn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đã dành nhiều thời gian đi thăm, động viên và làm việc với cán bộ, công nhân, nông dân, chiến sĩ, lượng vũ trang và đồng bào các địa phương, trong đó có tỉnh Ninh Bình.
Trong khoảng 15 năm, từ tháng 01/1946 đến tháng 7/1960, Bác đã 5 lần về thăm Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình.
Lần thứ nhất, ngày 13/1/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Giám mục Lê Hữu Từ và cán bộ, nhân dân Ninh Bình.

Bác Hồ chụp ảnh cùng Giám mục Lê Hữu Từ và đồng bào Phát Diệm năm 1946
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách từ mọi phía. Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc” khi phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa quân Đồng minh và theo gót là lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách) ồ ạt kéo vào nước ta. Ở miền Nam, cũng với danh nghĩa quân đồng minh, quân Anh vào giải cứu quân Nhật, núp sau quân Anh là quân Pháp âm mưu chiếm nước ta một lần nữa. Trước tình thế đó, Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã chỉ rõ, sức mạnh và ưu thế của chế độ dân chủ mới là khối đoàn kết toàn dân. Do đó phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước, củng cố chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, mới có thể đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua chặng đường lịch sử khó khăn nhất. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khoá I thành công, ngày 13/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Giám mục Lê Hữu Từ và đồng bào Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Đây là lần đầu tiên tỉnh Ninh Bình được vinh dự đón Bác.
Mặc dù không được báo trước, nhưng dọc đường bà con đã xếp hàng kín để được nhìn thấy Bác. Khi gặp Giám mục Lê Hữu Từ, Người nói: “Công giáo hay không công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo phải nên nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cảm ơn lòng trung thành của Giám mục Lê Hữu Từ và đồng bào giáo dân đối với Chính phủ; kêu gọi các linh mục ra sức động viên con chiên đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ chính quyền.
Sau khi dùng cơm cùng Giám mục Lê Hữu Từ, một nhà sư và các vị linh mục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào Phát Diệm. Nói chuyện với đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi nhân dân huyện Kim Sơn đã cố gắng đắp đê, tăng gia sản xuất và giúp đỡ nhau trong lúc đói kém. Người hoan nghênh đồng bào đã khắc phục khó khăn, đi học bình tăng gia sản xuất và giúp đỡ nhau trong lúc đói kém. Người dân học vụ. Trước hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ nhiệm vụ của cách mạng nước nhà lúc này là phải, sức giữ vững nền độc lập. Người nói với đồng bào Công giáo rằng: “Đức chúa đã hy sinh vì nhân loại, Người đã vì loài người mà hy sinh phấn đấu, còn chúng ta thì chúng ta hy sinh vì độc lập và tự do của dân tộc”. “Kính chúa nhưng phải yêu nước. Nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự
do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã”
Bác cũng nói rõ với đồng bào, hiện nay nhân dân ta có mấy nhiệm vụ cấp bách: chống giặc ngoại xâm, trừ giặc đói, giặc dốt. Muốn giành được thắng lợi nhân dân phải đoàn kết, chung sức cùng nhau thi đua thì mới làm được. Cuối cùng, Người nói với đồng bào về mục đích của cuộc Tổng tuyển cử là để bầu ra một Quốc hội chính thức, cử ra một Chính phủ chính thức Chính phủ cũng như Ủy ban hành chính các cấp là công bộc của nhân dân, chứ không phải là quan thời Pháp thuộc để bắt nạt dân.
Chia tay đồng bào thị trấn Phát Diệm, trên đường về thị xã Ninh Bình, Người ghé thăm lớp huấn luyện cán bộ quân chính đầu tiên của tỉnh ở thôn Yên Phúc, xã Ninh Phúc, huyện Gia Khánh (huyện Gia Khánh nay là huyện Hoa Lư, xã Ninh Phúc nay thuộc thành phố Ninh Bình). Tới nơi, Bác đi kiểm tra nơi ăn, ở, học tập của học viên. Do điều kiện ban đầu còn quá khó khăn, anh em dự lớp học phải nằm ổ rơm.
Người nhắc đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh phải chú ý đến việc ăn ở, học hành cho học viên và khuyên anh em học viên phải cố gắng học tập vì địa phương và đất nước đang cần rất nhiều cán bộ cho cách mạng; phải tích cực tăng gia sản xuất, hết sức tiết kiệm, vì nước ta còn nghèo và phải chống giặc ngoại xâm.
Tạm biệt lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm thị xã Ninh Bình. Gặp gỡ người dân Ninh Bình, Người nói về nhiệm vụ trước mắt hiện nay là phải ra sức nêu cao tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái” để chống giặc đói, giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, thực hiện kháng chiến và kiến quốc. Người khuyên đồng bào Ninh Bình hết sức chú trọng việc đắp đê, “Vì hiện nay dân ta đang đói. Trước kia dân ta đói vì Nhật, Pháp, bây giờ ta đói vì vỡ đê, không đắp đê nạn đói có thể hành hạ chúng ta”. Sau cùng, Người gặp gỡ, căn dặn các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh cố gắng lãnh đạo nhân dân, củng cố chính quyền thật vững mạnh để tạo điều kiện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trước mắt.
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương – giáo; kiên trì đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài; xây dựng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng; hăng hái tăng gia sản xuất, khắc phục đói nghèo, thanh toán nạn mù chữ, từng bước vượt qua chặng đường đầy gian khổ để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Gọi điện thoại
Chat Zalo