Bảo vệ nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Thời gian gần đây, các thế lực phản động, thù địch chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng một có hệ thống, tổ chức vô cùng tinh vi, xảo quyệt hơn và vô cùng nguy hiểm. Chúng chống phá liên tục trên mọi mặt, lĩnh vực, không chỉ thuần túy là vấn đề lý luận mà bao gồm tất cả những vấn đề thực tế mới phát sinh. Chúng xuyên tạc, phủ định chủ trương, chính sách về vai trò lãnh đạo về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó văn hóa là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội thường xuyên lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, nhận diện và tăng cường đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay.

Vai trò của văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Quan điểm trên của Bác cho thấy, văn hóa đã ra đời cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người; văn hóa là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do cá nhân và cộng đồng sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người.

Bản sắc văn hóa Việt Nam giàu tính nhân văn, tính cộng đồng, luôn lấy sứ mệnh của dân tộc làm sứ mệnh của mình, luôn lấy sự bao dung, hòa đồng làm cơ sở để xem xét những hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Nền văn hóa Việt Nam được kết tinh bởi những giá trị của lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – đất nước; giàu lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng xử; giản dị trong lối sống. Chính những giá trị truyền thống văn hóa đó đã kết lại thành nền tảng tinh thần cho sự tồn tại của dân tộc.

Nền móng văn hoá Việt Nam có kết cấu bền chặt và vững chắc để kết nối con người trong cộng đồng xã hội. Đó là những giá trị tiêu biểu, phản ánh những đặc tính phẩm chất, cốt cách con người và khát vọng của dân tộc đó. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc, mà sức mạnh này lớn hơn bất kỳ một sức mạnh nào, giúp dân tộc Việt Nam đứng vững và vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Trong lịch sử của dân tộc với hơn 4000 dựng nước và giữ nước, hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm chống đế quốc thực dân, nhờ có tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình, khát vọng tự do, Việt Nam đã cùng nhau đứng lên, đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng đất nước ta vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc, có tiếng nói và chữ viết riêng, tạo nên những giá trị truyền thống văn hóa mà thế giới phải nể phục, đó chính là ý chí không bao giờ khuất phục trước kẻ thù.

Truyền thống văn hóa ấy, đã và đang được duy trì, gìn giữ và phát huy cho đến tận ngày hôm nay. Chính những giá trị văn hóa đích thực đã tạo dựng nên nền tảng tinh thần của xã hội; từ đó tạo nên sức mạnh để Việt nam làm động lực phát triển kinh tế, chính trị và tất cả các lĩnh vực khác. Chính ý chí tự lực, tự cường, không ngại khó khăn, gian khổ, đoàn kết, thống nhất một lòng, từ ý Đảng đến lòng dân đã từng bước đưa Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình; đưa đất nước ta từ một nướcnghèo nàn lạc hậu trở thành một nước đang phát triển, được các nước trên thế giới quan tâm và biết đến nhiều hơn; như Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng đã phát biểu tại Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Do đó, văn hoá đóng vai trò nền tảng tinh thần của xã hội nghĩa là nền văn hóa yêu nước, gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nền văn hóa tiến bộ, thúc đẩy lịch sử phát triển với hệ tư tưởng cách mạng và khoa học, với chế độ xã hội tiến bộ; nền văn hóa đặt người lao động ở vị trí chủ thể của sự phát triển; bảo tồn và phát triển những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc anh em được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguồn lực của một dân tộc được cấu thành từ nguồn lực nội sinh và nguồn lực ngoại sinh; trong đó, nguồn lực nội sinh là sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, được cấu thành từ hai nguồn: sức mạnh cứng (gồm trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn lao động, tiềm lực về kinh tế, quốc phòng, an ninh,…) và sức mạnh mềm (thể chế chính trị, truyền thống lịch sử – văn hóa, sức sáng tạo của con người, hệ giá trị và chính sách của quốc gia).

Văn hóa với vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng trong sự phát triển bền vững đất nướcNội sinh có mạnh và bền vững thì trong hội nhập mới tiếp nhận được ngoại sinh một cách có chọn lọc, để ngoại sinh thâm nhập vào nội sinh theo chiều hướng tích cực, phát triển chứ không phải lấn át, làm suy yếu nội sinh, hoà nhập chứ không hoà tan.

Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quan trọng trong sự điều tiết, vận động mọi mặt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người. Văn hóa phải cùng với chính trị, kinh tế, xã hội… tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự phát triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Quan điểm của của Đảng về phát triển văn hóa Việt Nam

Trong đề cương văn hóa Việt Nam  tháng 2 năm 1943 – Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng đã xác định: “Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa”.  Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội” . Đại hội XIII cũng đã định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người đặt lên hàng đầu là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người gắn với việc phát huy, gìn giữ giá trị gia đình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cơ bản trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới.  Hội nghị Văn hóa toàn quốc đây là dấu mốc mới trên con đường chấn hưng phát triển nền văn hóa Việt Nam nhằm cụ thể hóa của Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra nhiều nội dung, phương hướng, giải pháp để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho phát triển đất nước. Trong đó một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là phải xác định và triển khai xây dựng: Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới.

Cùng với quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã xác định đường lối  xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là sự tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng.

Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, bên cạnh việc lợi dụng các vấn đề về dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền, các thế lực thù địch còn lợi dụng vấn đề về văn hoá, tư tưởng để chống phá Đảng và Nhà nước ta, chúng coi đây là mũi đột phá để tấn công nhằm gây chia rẽ, làm suy giảm niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, phá hoại nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là một cuộc chiến không khói súng của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta.. Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải nhận thức rõ thủ đoạn thâm độc này để có biện pháp phòng, chống hiệu quả trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Nội dung và các phương thức chống phá của các thế lực thù địch

Một là, xuyên tạc, bôi đen giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống trong đời sống xã hội ta, đồng thời xâm nhập, tuyên truyền, quảng bá văn hóa, lối sống phương Tây; kích động khuynh hướng đòi văn hóa văn nghệ hoạt động độc lập với chính trị, không chịu sự quản lý của Nhà nước, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, văn nghệ; lôi kéo văn nghệ sĩ sáng tác theo các trường phái khác lạ theo kiểu phương Tây, coi rẻ truyền thống văn hóa dân tộc, làm phai mờ các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng, gieo rắc lối sống phản động, lạc hậu, suy đồi, biến Việt Nam thành “thuộc địa văn hóa” của ngoại bang.

Hai là, cổ xúy cho lối sống vị kỷ, bản năng, suy đồi, thác loạn làm con người Việt Nam bị mất gốc, thành những kẻ nô lệ theo lối sống tiêu cực, tệ nạn, có thể biến thành đồng lõa, thậm chí làm tay sai cho bọn phản động. Chúng dùng “đòn văn hóa” để tiến công về chính trị, chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa. Các thế lực thù địch tác động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội ta (bao gồm cả nền tảng về tư tưởng văn hóa).

Ba là, trắng trợn xuyên tạc lịch sử, tung ra luận điệu Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam du nhập chủ nghĩa Mác – Lênin vào là gieo tai họa, là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Cho rằng, vì theo lý luận “tả” khuynh của chủ nghĩa Mác – Lênin nên Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam vào hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ hao người, tốn của, đất nước bị tàn phá, nghèo đói, dân tộc phân ly, nồi da nấu thịt… Những luận điệu dối trá, đổi trắng thay đen đó nhằm thực hiện ý đồ chính trị nham hiểm là hạ bệ Hồ Chí Minh và những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, hạ thấp vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.

Bốn là, xuyên tạc, bài xích, bác bỏ văn hóa, đạo đức, lối sống truyền thống dân tộc, văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thông qua các hình thức giao lưu, hợp tác về văn hóa, khoa học, giáo dục, thông tin,… dùng mọi thủ đoạn, mọi con đường công khai và lén lút, đưa các sản phẩm phi văn hóa, phản văn hóa có nội dung phản động, đồi trụy từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm thu hút lớp trẻ đi theo lối sống thực dụng, bản năng, vị kỷ, phi nhân tính, sùng ngoại, vong bản làm xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc, kích động tâm lý, tác động vào đạo đức, lối sống của người dân, nhất là của lớp trẻ thanh, thiêu niên gây tâm lý bất mãn, phủ nhận những giá trị truyền thống, phủ định thành quả cách mạng của Đảng ta. Mặt khác, chúng còn chỉ đạo bọn cơ hội trong nước sản xuất những sản phẩm có nội dung tư tưởng độc hại, bôi nhọ nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Năm là, chống phá cơ sở nền tảng tư tưởng văn hóa xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hòng làm thay đổi quan điểm, đường lối, cương lĩnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định; từ đó đi đến xoá bỏ vai trò nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị – tinh thần của xã hội ta nói chung. Thông qua các hoạt động thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực văn hóa, các thế lực thù địch nhằm làm cho nhân dân Việt Nam, nhất là lớp trẻ và các lực lượng vũ trang, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sáu là, mua chuộc, lôi kéo những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất trong bộ máy của hệ thống chính trị, sử dụng các phần tử này như là những công cụ đắc lực xuyên tạc và chống đối đường lối xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng trong xây dựng đời sống văn hóa, con người trong đổi mới đất nước được các phần tử thoái hóa, biến chất thổi phồng, hòng làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và chuẩn mực con người mới.

Bảy là, tuyên truyền, cổ xúy cho văn hoá, lối sống, đạo đức tư sản phương Tây nhằm từng bước làm thay đổi các giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam. Chúng cho rằng, một khi đã làm sụp đổ các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống và thay vào đó là văn hoá, đạo đức, lối sống tư sản phương Tây thì mục tiêu xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là việc tất yếu sẽ diễn ra.

Tám là, lợi dụng sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc, tôn giáo, vùng, miền để kích động chia rẽ làm mất đoàn kết giữa các lực lượng trong xã hội. Chúng ra sức mua chuộc, dụ dỗ, khống chế, làm chuyển hóa cán bộ, thế hệ trẻ, làm cho họ tha hóa về văn hóa, đạo đức, lối sống; lợi dụng sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam để du nhập các sản phẩm phi văn hóa, phản văn hóa. Thông qua các hoạt động như xâm nhập bằng băng nhạc, đĩa hình, sách báo… có nội dung xấu, độc phản văn hóa để khuyến khích lối sống sa đọa, khuyến khích ăn chơi xa hoa, trụy lạc, trái với thuần phong mỹ tục, những chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lối sống của người Việt Nam.

Chín là, Chúng lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc một số văn nghệ sỹ, trí thức, biên tập viên làm “tay sai” để viết các tác phẩm không có lợi cho cách mạng, nói xấu, bôi nhọ các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc. Thông qua hoạt động sáng tác sản phẩm văn hoá, nghệ thuật để làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tạo ra những thế hệ trong xã hội ta có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, xa rời lý tưởng cách mạng, coi thường truyền thống dân tộc. Mục đích của chúng là làm thay đổi quan niệm, nhận thức của mọi người Việt Nam về các giá trị chân – thiện – mỹ, về quan niệm và quan điểm sáng tác, phục vụ của văn học nghệ thuật. Từ nội dung đến hình thức thể hiện, chúng lái theo quan điểm tư sản phương Tây, làm phai mờ dòng văn học nghệ thuật cách mạng, kháng chiến, xoá hình tượng người chiến sĩ cách mạng, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tạo dựng lớp người cực đoan theo quan điểm “phi giai cấp”, đứng ngoài chính trị, xa lạ với chính trị của Đảng, của dân tộc.

Về hình thức và thủ đoạn tiến hành: Trên nền tảng của mạng xã hội, các thế lực thù địch đã thành lập các website, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Việt; lập hàng nghìn blog, trang Facebook, Twitter, YouTube, Zalo… để livestream, tung clip, đăng tải những nội dung xuyên tạc, bài xích; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm trực tuyến hoặc qua tiếp xúc với các cá nhân, cơ quan trong nước. Các kênh phát thanh, truyền hình trên không gian mạng được chúng tạo giao diện như thật, mô phỏng theo các kênh chính thống của Đảng, Nhà nước nhằm lập lờ, lộn sòng đen trắng, nhào nặn trộn lẫn những thông tin đúng-sai, thật-giả, đưa thông tin giật gân, lấp lửng giật tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người, gây tâm lý bi quan, hoài nghi, hoang mang trong dư luận.

Một số giải pháp để đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạoquản lý, điều hành của cấp ủy, người chỉ huy, vai trò tham mưu của cơ quan các cấp đối với nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo 35 các cấp, các ngành trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù dịch trên lĩnh vực văn hóa.

Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xây dựng văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá là vấn đề có tính nguyên tắc, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Dó đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá vừa đảm bảo đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo quyền tự do, dân chủ, phát huy tiềm năng, sức mạnh của của toàn dân tộc để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hoá”.  Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế để huy động các nguồn lực, tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đầu tư thích đáng cho lĩnh vực văn hoá

Ba lànâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế

Phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển những giá trị xã hội chủ nghĩa. Đường lối phát triển văn hoá là hình ảnh phản chiếu bản chất của chế độ, có mục tiêu cụ thể, góp phần phát triển lĩnh vực khác, tạo thành một hệ thống chính sách để ổn định và phát triển xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng về yêu cầu xây dựng nèn văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chú trọng nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp, linh hoạt với mỗi đối tượng để đạt hiệu quả  cao nhất

Bốn làgiải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xây dựng và phát triển văn hoá

Chính sách văn hoá phải phù hợp với nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “ gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá. Dó đó, Đảng và Nhà nước cần quan tâm để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xây dựng, phát triển văn hoá.

Năm là, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn mình

Con người là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hoá, đồng thời là sản phẩm của môi trường văn hoá. Ngày nay, trước sự tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, văn hoá  phải  trở thành nhân tố thúc đẩy con người vươn lên để tự hoàn thiện mình. Văn hoá phải  tham gia tích cực vào việc phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nhân tài cho đất nước. Đảng xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc đều nhằm tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Cần đẩy mạnh các phong trào “người tốt việc tốt”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”. Thường xuyên biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình tiên tiến. Đồng thời  cần phải đề ra những chủ trương, giải pháp để xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới và có những giải pháp nhằm ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Sáu làgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự thu mình, tách biệt với các quốc gia trên thế giới. Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn vè giao lưu văn hoá quốc tế.” . Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá nhân loại là hai mặt của một quá trình, luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong xây dựng, phát triển văn hoá phải lấy bản sắc văn hoá dân tộc làm nền tảng. Nền tảng có vững thì mới tiếp thu được tinh hoa văn hoá nhân loại. Bởi vậy để làm phong phú thêm cho nền văn hoá dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải luôn có bản lĩnh vững vàng, chiến lược phát triển văn hoá đúng đắn, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ sung ngoại đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc

Bảy làtích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

Phát huy tốt vai trò của các lực lượng tác chiến không gian mạng, an ninh mạng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thích hợp trên không gian mạng để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý và gỡ bỏ thông tin xấu độc, những hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa an ninh quốc gia, an ninh mạng, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải đấu tranh, tấn công trực diện vào các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử phản động trên lĩnh vực văn hoá để làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của chúng. Từ  cấp Trung ương đến cấp địa phương cần có kế hoạch ngăn chặn ý đồ của các thế lực thù địch, phản động trong việc tác động làm chuyển hoá tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Gọi điện thoại
Chat Zalo