Cán bộ, đảng viên phải làm đầu tàu gương mẫu

Thực tế cách mạng Việt Nam luôn chứng minh vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ vai trò, vị trí quan trọng của mình, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần gương mẫu để dẫn dắt, lôi cuốn quần chúng cùng gắng sức thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung của Đảng, của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ cách mạng rất vinh quang, nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn, đòi hỏi phải có nỗ lực cao của cán bộ, đảng viên. Ngày 8 – 6 – 1959, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Khu Việt Bắc, Người nêu rõ: “Cải tạo xã hội cũ xấu xa trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là một sự nghiệp rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Muốn làm được sự nghiệp ấy, các cán bộ, đảng viên… cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”. Người đề nghị cán bộ, đảng viên phải luôn nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, luôn tích cực vươn lên hàng đầu, gương mẫu về đạo đức cách mạng cũng như trong công tác, học tập.

Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần thực hiện nghiêm túc sự gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi, thật sự làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo”. Người yêu cầu: “Người đảng viên – dù trong công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp – ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… mà muốn làm cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Ngày 10 – 2 – 1967, nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây, Người dạy cán bộ, đảng viên “phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết thật sự, làm sao tự mình nêu gương”, đồng thời giáo dục cho cán bộ, đảng viên “giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.

Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh sự gương mẫu của cán bộ các cấp. Ngày 16 – 1 – 1966, tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Người yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cần phải gương mẫu, cần phải đồng cam cộng khổ, quan tâm đến đời sống của cán bộ, của nhân dân.

Là Người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm, tâm huyết để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là về tinh thần gương mẫu. Tháng 3 – 1948, trong “Thư gửi Hội nghị quân y”, Người viết: “từ việc lớn đến việc nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu mẫu. Giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ thuật, luyện quân lập công, xung phong hãm trận, thân ái đoàn kết, nói tóm lại, mỗi việc trong bộ đội, cán bộ đều phải làm gương”. Đến ngày 29 – 1 – 1957, khi nói chuyện với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên nhân dịp Tết Đinh Dậu, Người căn dặn: “Trong Quân đội cách mạng, cán bộ phải làm gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống tinh thần, vật chất của chiến

Gọi điện thoại
Chat Zalo