Hội nghị triển khai công tác PCTT&TKCN, phòng chống cháy rừng năm 2024

Chiều 21/3, UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), phòng chống cháy rừng năm 2023 và triển khai công tác PCTT&TKCN, phòng chống cháy rừng năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Cường – Phó Bi thư thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Quốc Hưng – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh; Trung đoàn 855; sư đoàn 350; các đồng chí UVBTV Huyện uỷ; thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; các đồng chí trong BCH phòng chống thiên tai và TKCN huyện; các đồng chí chủ tịch MTTQ và trưởng các đoàn thể; các đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, đại diện các doanh nghiệp, trại giam Ninh Khánh, BQL rừng đặc dụng Vân Long – Hoa Lư.

                                                                        Quang cảnh Hội nghị

đồng an toàn với thực hiện tiêu chí an toàn về PCTT trong xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý, đầu tư, xây dựng và duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đê điều, hồ đập và các công trình PCTT khác được quan tâm. 

Thực hiện rà soát, bổ sung các phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại các địa phương, đơn vị để kịp thời ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều hình thức bảo đảm thông tin về thiên tai đến được nhân dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.

Ngay sau mỗi đợt thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đều có hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn rà soát tổng hợp thiệt hại. Năm 2023, thiên tai không ảnh hưởng nhiều đến đời sống dân sinh và sản xuất trên địa bàn huyện.

 Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Hưng – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã biểu dương và ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023; đồng thời nhấn mạnh, diễn biến thời tiết năm 2024, theo dự báo, sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Để chủ động trong công tác PCTT và TKKN năm 2024, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện cần phải xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền khi để xảy ra thiệt hại do yếu tố chủ quan gây ra; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống thiên tai với phương châm chủ động phòng ngừa là chính. 

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, thi công các các dự án, các công trình Phòng, chống thiên tai như: Tu bổ, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn các tuyến đê; nạo vét, khơi thông lòng dẫn, tăng khả năng tiêu thoát lũ; tu sửa, nâng cấp các cống dưới đê và các trạm bơm tiêu úng … kết hợp phục vụ dân sinh, phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới

Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện.. Rà soát, bổ sung các phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn tại chỗ khi có tình huống xấu xảy ra. 

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều hình thức. Tổ chức công tác tập huấn, diễn tập PCTT, nâng cao năng lực công tác tìm kiếm, cứu nạn. Hoàn thành công tác tu bổ đê, kè, cống theo quy định xong trước ngày 15/5/2024. 

Đối với công tác phòng chống cháy rừng, đồng chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu  các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các chủ rừng quan tâm bám sát địa bàn, đặc biệt là khu vực rừng nằm trong vùng lõi, vùng đệm di sản. Các cơ quan, địa phương phải xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Làm tốt việc dự báo, nắm bắt thông tin về tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn để có kịch bản ứng phó phù hợp; xây dựng phương án trọng điểm, phương án phòng chống thiên tai, chuẩn bị vật tư, nhân lực phục vụ phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”. Phấn đấu duy trì diện tích rừng tự nhiên hiện có hơn 2.700 ha và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên Thông qua việc tăng cường bảo tồn và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng rừng và không để xảy ra cháy rừng do con người gây ra./.
Phương Anh – VPHU

Gọi điện thoại
Chat Zalo